29/6/11

Chuyện vãn







1. Sài Gòn 
Ẩm thấp và nồng nực đến phát mệt. Thỉnh thoảng mưa. Thỉnh thoảng lại rất nắng. Còn ngay lúc này, trời bỗng nhiên ì ạch kéo một đám mây xám xịt mọng nước bít kín khoảng sân phơi, nơi duy nhất ở đây mà quần áo của tôi có thể khô được. T ^ T Chẳng phải rất đáng để phun hai từ "chết tiệt" với một dấu chấm than vào mặt cái gã "hoàn cảnh" sao?! (_.___) 
Sài Gòn nhiều khi là một chốn chứa đầy những thứ không thể chịu đựng nổi.

2. Viết của Marguerite Duras và Nhạc của tôi 
Một tối nọ, vì quá ê ẩm nơi lưng nên tôi quyết định mở file nhạc yêu thích, đeo headphone vào rồi leo lên giường đọc sách. 
Tôi đọc cuốn Viết của M.Duras. Sách thì mỏng mỏng thôi, lại là của Nhã Nam xuất bản, nói chung là sáng láng sạch đẹp, nhưng từ ngày mua về đến giờ tôi chưa lần nào đọc trọn vẹn. Nói thẳng ra là trước đó đã ba lần tôi lôi cuốn này ra, đọc đâu được tới trang thứ 3 thì úp luôn lên mặt mà lăn ra ngủ, vì tôi chả hiểu bà Duras này nói gì. Sự thật thì bà Duras rất nổi tiếng với cơ man những tác phẩm chuyển thành phim, thành kịch, rồi thì tiểu thuyết, v.v.. Nhưng sự thật một lần nữa lại chứng minh: không phải cứ nổi tiếng thì là hay! (như cái đám chợ trời HKT chẳng hạn =]] ). Tóm lại là tôi đọc cái cuốn sách ấy. Lần này là đọc đàng hoàng nhé, từ đầu đến cuối, với sự hỗ trợ nhiệt tình của âm nhạc :)) Và tôi phát hiện ra một số điều thú vị như này: 
a/ Trong một chương nào đó, Duras nói về cái chết của một con ruồi trong căn nhà của bà ta. Ruồi chết thì cũng thường thôi, nhưng chả hiểu vì nỗi gì mà bà ấy lại ngồi để ngắm cho thật kỹ cảnh một con ruồi đang lên cơn hấp hối. Chính ngay cái lúc Duras tiến đến gần con ruồi mà ngắm nghía thì nhạc của bài Moves like Jagger nổi lên. Cái cảnh một nạn nhân đang thoi thóp, bên tai vang vang chất giọng tru tréo của anh Adam Lenvine thật không thể nào dị hơn! =.=' Tôi bắt đầu thấy thông cảm cho con ruồi của Duras nên quyết định đọc tiếp một chuỗi những câu từ rất khó nắm bắt được ý nghĩa. Một lúc lâu sau, khi đoạn dạo đầu hùng vĩ của bài New Devide xuất hiện thì Duras thông báo rằng "con ruồi đang bước vào cõi vĩnh hằng". Đến nước này thì tôi đần mặt ra, rồi cong người cười ngặt nghẽo. 
b/ Tôi khá thích chương Cái chết của viên phi công trẻ người Anh. Có thể vì lúc đó bên tai tôi đang vang lên ca khúc Sleeping Sun tuyệt diệu. Nhưng rõ ràng là chương này Duras rất minh mẫn với ngôn từ của mình. Điều này phần nào khiến tôi có cảm giác rằng cái chết của anh phi công trẻ ngốc nghếch kia là vĩnh cửu, dù rằng trường hợp của anh này rõ ràng là chết vì ngu chứ chẳng bệnh tật gì (đương yên lành tự dưng leo lên máy bay nghịch ngợm, bắn về phía máy bay quân Đức nên chúng nó bắn trả, thế là chết! =.=) nhưng tôi không thấy ghét anh ta. Chắc bà Duras cũng như vậy. 
c/ "Cô đơn luôn đi kèm điên khùng" - M.Duras đã nói thế. Lần này thì tôi hoàn toàn đồng ý với bà. Chính tôi là cái thể loại như vậy đây! =.= 
d/ "Chính khi ở trong nhà là lúc người ta cảm thấy cô đơn. Và không phải ở ngoài mà là ở trong nhà. Trong công viên có chim, có mèo. Và một lần còn có cả một con sóc, một con chồn hương. Người ta không cô đơn khi ở trong công viên. Nhưng khi ở trong nhà, người ta cô đơn đến nỗi đôi khi người ta lạc lối." - Trích Viết. 
Trong lúc nhàn rỗi tôi phát hiện ra, nếu khéo léo đọc đoạn này ngược từ câu cuối về câu đầu thì nó vẫn giữ được nguyên ý nghĩa như khi ta đọc bình thường. Rõ là thú vị! 
(*) Dành cho những ai bị shock trước một mớ chữ tôi viết trên kia: Tôi nói thì nhiều, nhưng có một kinh nghiệm tôi rút ra là hãy luôn cố gắng đọc một cuốn sách, cho dù nó hay hoặc dở, dày hoặc mỏng, và nếu nó quá dở thì hãy dùng nó kèm với một ít loại nhạc ưa thích của bạn. (=.=)

3. Are you as crazy as I am? 
Nhiều khi tôi chẳng biết mình là ai.






4/6/11

Ra đường rồi là chẳng quen ai






Ngày trước, cứ hễ nhác thấy bóng tôi ở đâu là cậu ta lại hét gọi tôi rồi vẫy tay rối rít. 
Đó là cái dáng thanh mảnh, quần jeans bụi bụi, giày trắng tinh tươm. Và áo pull đặc biệt rực rỡ, lúc nào cũng phải có một cái hình quỷ quái gì đấy được in ở trên, kiểu như Marilyn Monroe mặc bikini uốn éo chẳng hạn. 
Mười lần như một, cậu ta luôn vẫy tay và cười với tôi. 
Mười lần như một, tôi cau có khi nghe thấy tên mình được ngân ở quãng 8 nhưng cũng quay lại và cười toe. Thấy tôi cười, cậu ta lại càng vung vít hai cánh tay dài ngoằng đến nỗi chúng như muốn rụng ra, thiếu điều cậu ta sẽ bay đến ôm siết tôi nồng hậu cho đến khi tôi nghẹt thở. Đáng yêu vậy đấy. 
Thời gian ấy đối với tôi là cực vui. Vui cho đến ngày không có cậu ta để mà gọi tên tôi nữa. Sự thiếu vắng nổi lên rõ mồn một, sống động đến mức tôi cảm thấy hẫng hụt mỗi khi đi qua những đoạn đường quen. Không ai hét gọi. Không ai vẫy tay. Tôi cũng không còn cơ hội để mỉm cười. 
Tôi bây giờ, mắt cận rồi, giác mạc lại yếu, ra đường thường không thấy được ai. Mười lần như một, tôi rảo những bước dài, mắt hướng thẳng về phía trước, tuyệt không chú ý đến hai bên. Nhiều lần tôi đã tự nghĩ, mình là loại người nếu không đem lòng yêu mến ai thì sẽ trở nên thờ ơ, ánh mắt luôn lảng bảng sự lãnh đạm như thế này đây. Tôi bây giờ, ra đường rồi là chẳng quen ai. Thỉnh thoảng nghe như có ai đang hét gọi mình là lòng lại quặn lên. Sao lại nhớ cái áo pull rực rỡ ngày nào đến thế...